Ngân hàng đánh úp doanh nghiệp

Dỗ ngon dỗ ngọt” doanh nghiệp (DN) mang tiền đến trả nợ để tiếp tục đáo hạn nhưng tiền vừa vào nhà băng, “cách cửa” ngân hàng (NH) đã “đóng sập” khiến cho không ít DN lâm vào cảnh đứng trước bờ vực phá sản vì khoản nợ vay “nóng” bên ngoài nộp vào NH….

Trong thư gửi đến báo giới, một DN Hải Phòng thống thiết kêu cứu: “Chúng tôi bị NH lừa! Tại sao làm kinh tế, một NH- một DN có tư cách pháp nhân lại lừa dối nhau?”
Ngân hàng đánh úp doanh nghiệp?
Nhiều DN điêu đứng vì trót vay “nóng” để đáo hạn ngân hàng. Ảnh minh họa.

Trao đổi với PV, Giám đốc DN này cho biết, DN ông thuộc loại DN nhỏ và vừa, kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và vận tải thủy bộ, DN đã hoạt động được 4 năm.

Các lần vay trước,  thời hạn vay 1 năm, lần này đáo hạn NH chỉ cho vay 6 tháng nhưng không nói cho DN biết. Làm xong hồ sơ,  cán bộ tín dụng mang hợp  đồng vay vốn đến cho DN, DN hỏi cán bộ tín dụng là đến hạn vẫn đáo được chứ, anh cán bộ tín dụng này trả lời: “Vẫn đáo bình thường và không phải làm hồ sơ nữa!”.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch kiêm giám đốc Cty TNHH Thương mại Hùng Cường (Hà Giang) cho biết trước đây DN cũng có vay cuả NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Giang  4 tỷ đồng nhưng trước Tết, trong bối cảnh DN rất cần vốn thì NH đột ngột thu hồi  khoản cho vay này và không cho DN tiếp tục đáo hạn như trước nữa khiến DN rất khó khăn.

Ông Hùng cho biết, DN chưa bao giờ được vay với lãi suất ưu đãi 14- 15{4b0355a9163c6a56d25975389a53e9b01fa254141207c13a4e3257977df529c7}/năm. Hiện dư nợ của DN tại NH NN&PTNT chi nhánh Hà Giang khoảng 10 tỷ đồng với lãi suất 18{4b0355a9163c6a56d25975389a53e9b01fa254141207c13a4e3257977df529c7}/năm. Với doanh số xuất khẩu mỗi năm khoảng 160 tỷ đồng, DN đang cần số vốn khoảng 50 tỷ đồng mà không biết trông chờ vào đâu. DN đã liên hệ với  NH NN&PTNT chi nhánh Hà Giang để vay nhưng NH từ chối với lý do không có nguồn (!?).

“Đối với DN, buôn tài không bằng dài vốn. DN chúng tôi đang rất khó khăn về nguồn vốn để trả tiền bán chè cho người dân. Vay đã khó, nói gì đến lãi suất ưu đãi?”- ông Hùng mệt mỏi.

Do đã vay nhiều lần lại không có thay đổi gì, kể cả số tiền vay (500 triệu đồng), nên DN chủ quan không để ý thời hạn trong hợp đồng.

Đến cận ngày, cán bộ tín dụng  nhắc DN trả nợ, lúc này DN mới tá hỏa xem lại hợp đồng  thì chỉ còn 5 ngày. DN hỏi cán bộ tín dụng về  việc xin tiếp tục đáo hạn và hồ sơ để đáo hạn, thì cán bộ này nói rất ngọt ngào: “Anh cứ chuyển tiền đến để làm đáo hạn”.

Vội vàng vay nóng bên ngoài với lãi suất cao để mang tiền đến NH làm thủ tục đáo hạn thì DN lại tá hỏa khi biết NH không cho đáo nữa.

Rất may là khi thấy cảnh nhiều DN kêu la, văng bậy khi bị NH lừa mang tiền đến thì DN này đã quyết định mang tiền về không trả NH nữa. “Chúng tôi chọn phương án chưa trả NH vì số tiền vay ngoài lãi suất lên tới  9{4b0355a9163c6a56d25975389a53e9b01fa254141207c13a4e3257977df529c7}/ tháng”- vị chủ DN này giải thích.

Tuy nhiên cũng như rất nhiều DN khác, DN này cũng đang phải chạy đôn chạy đáo tìm nguồn trả nợ NH với hy vọng được vay tiếp duy trì hoạt động. Vị giám đốc DN này cho biết, số tiền vay NH hiện đang tồn đọng trong ô tô và khách hàng nợ chưa trả cho DN, nếu NH vẫn cho DN đáo hạn như mọi năm thì DN vẫn hoạt động bình thường để có tiền trả nợ NH…

Mấy ngày nay, DN đã mang hồ sơ tài sản đang thế chấp đến nhiều NH, kể cả chấp nhận lãi suất 19- 20{4b0355a9163c6a56d25975389a53e9b01fa254141207c13a4e3257977df529c7}/năm  nhưng đều bị từ chối vì lý do: “Đất nhà anh xa quá”, mặc dù trước đây NH nào cũng đồng ý cho thế chấp tài sản này để vay. “DN thiếu vốn để hoạt động, lại bất ngờ tình thế, có khi phải đóng cửa mất. Giá như NH báo trước là sẽ không cho đáo hạn khi hết hạn thì chúng tôi sẽ lo liệu kịp. Đằng này đến cận ngày NH vẫn nói cho đáo hạn nhưng thực chất là không, chúng tôi không xoay sở kịp…”, ông này chua xót nói.

Đây không phải là trường hợp cá biệt và hầu như không DN nào dám cung cấp cụ thể tên NH đang có quan hệ. “Sẽ rất khó để DN cung cấp cho nhà báo thông tin thực tế vì nhiều lý do. Ngân hàng nhà nước có hạ lãi suất thế chứ hạ nữa thì DN vẫn khó tiếp cận được nguồn vốn NH vì các NH sẽ có đủ lý do để DN không đủ điều kiện được vay mặc dù trước đây cũng với các tiêu chí đó, NH vẫn cho vay và còn giúp DN xây dựng thêm để thừa đủ điều kiện được vay. DN còn đang khó khăn, đang phải cầu cạnh người ta, nói xấu họ thì vay ở đâu?. Chỉ còn cách kêu to chung chung lên trên, mong trên sẽ có thay đổi chỉ đạo NH cứu giúp DN lúc này”, vị giám đốc này giãy bày.

Tại nhiều lần tiếp xúc báo chí, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình đã đề nghị báo chí cung cấp cụ thể DN nào đủ điều kiện mà không được vay vốn NH. Thể theo đề nghị của DN, chúng tôi chỉ cung cấp trường hợp của một DN (và cũng là vướng chung của DN hiện nay) mà không nêu tên DN song cũng rất muốn những ý kiến của DN đến được với Ngân hàng Nhà nước để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho DN.

Thư ngỏ gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:

…“Hầu hết các DN dù to hay nhỏ, vốn của DN có hai loại cơ bản sau: vốn tự có chủ yếu nằm vào tài sản cố định như nhà, đất, phương  tiện, công cụ sản suất; vốn trong hoạt động SXKD chủ yếu là vốn vay hoặc vốn coi như của chủ sở hữu (nợ chưa trả,vốn chiếm dụng của khách hàng).

Tất cả vốn này đều là vốn vay, hoặc chủ DN vay, hoặc khách hàng vay. Để duy trì vốn cho hoạt động SXKD,  khi hết hạn thì DN tiếp tục đáo hạn. Kỳ lạ là từ cuối năm 2011 các NH siết tín dụng không cho DN đáo hạn nhưng không báo trước, thậm chí lại bí mật như một hình thức lừa DN, để có tiền nộp vào NH, DN phải tạm thời huy động các nguồn. Không đáo được lấy đâu trả lại nguồn huy động tạm kia, mà nguồn huy động tạm thì rất nguy hiểm vì thời hạn rất ngắn, lãi suất rất cao…

Tại sao không báo trước 6 tháng 1 năm để các DN chủ động, DN nào yếu thì dừng cuộc chơi lại và sẽ không có DN chết mà chỉ có DN dừng hoạt động. Xã hội sẽ không xả ra muôn vàn tình trạng phức tạp thế này. Sẽ không có nợ xấu ở NH, nợ xấu lẫn nhau, nợ chồng nợ tại NH (nợ cũ không trả được thì bị lãi phạt, lãi mẹ đẻ lãi con).

DN nào nhanh họ sẽ tìm mọi mánh khóe để tồn tại dù điều đó là trái nhưng ai xử ai, ai bảo vệ ai?. Ví dụ: DN A vì hết tiền do bị NH khóa, họ nhanh chóng mua hàng của DN B bán đi lấy tiền nhưng không trả cho DN B, DN A có hai cái lợi: có tiền để tiếp tục hoạt động, không phải trả lãi suất. Lý do chưa trả nợ cho DNB lại là chưa vay được NH, tài chính khó khăn… Và không luật pháp nào xử cả!…

…Tình hình các DN hiện nay rất khó khăn chủ yếu về vốn. Trước khi siết tín dụng, không có DN nợ xấu, không có DN ngừng SXKD. Khi siết lại lập tức xảy ra tình trạng này. Vậy nguyên nhân từ đâu? Bình thường, NH và DN là bạn đồng hành. Nhưng khi các DN khó khăn vì NH siết tín dụng thì các DN cũng không còn đủ điều kiện để vay nữa khi tín dụng được khơi thông. Khi NH siết tín dụng DN chết, NH cũng chết, nhưng ở Việt Nam NH không chết (không như ở Mỹ, châu Âu, DN chết kéo theo NH chết), Nhà nước phải cứu NH rồi cứu DN…”.